Côn trùng đốt

Khi bị các loại côn trùng đốt (muỗi, bọ chét, ve…) nơi bị đốt thường xảy ra những phản ứng ngoài da như: sưng nề đỏ, ngứa, đau thậm chí là sốc phản vệ nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm. Bởi vậy, việc nhận biết dấu hiệu và cách xử trí nhanh khi bị côn trùng cắn sưng to ngứa là rất cần thiết.  Các y bác sĩ Chữa Bỏng Sài Gòn mách bạn dấu hiệu côn trùng đốt.

☛ Tham khảo thêm: Nhận điều trị kiến ba khoang đốt

Biểu hiện khi bị côn trùng đốt

Khi bị muỗi, bọ chét, ve… cắn/đốt, chúng thường tiết ra một ít nước bọt có chứa chất chống đông máu. Các vi khuẩn và chất độc trong nước bọt côn trùng có thể gây tổn thương cho vùng da đó và gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Khi bị côn trùng cắn, các chất độc từ côn trùng xâm nhập vào da và có thể đi vào máu, các bộ phận trong cơ thể. Thông thường, khi bị muỗi, bọ chét, ve, kiến… cắn/đốt, trên da sẽ xuất hiện các vết đốt đỏ, sưng to và ngứa ngáy. Đây chủ yếu là các vết ngứa thông thường và không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, các loài côn trùng có độc tính mạnh như kiến 3 khoang, ong,.. đốt sẽ rất nguy hiểm. Nếu nhận thấy vết ngứa gây đau đớn, sưng to, có bóng nước hoặc kèm theo sốc phản vệ, sốt thì bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và theo dõi.

Phân biệt tổn thương da do các loại côn trùng đốt thường gặp

Mỗi loại côn trùng sẽ gây những tổn thương có đặc trưng khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo nội dung sau để phân biệt rõ hơn:

1. Ong bắp cày

Nếu bị ong bắp cày đốt, khu vực xung quanh vết đốt sẽ đỏ lên và sưng. Có thể xuất hiện mụn nước. Vết thương gây đau do chất độc từ vòi của ong bắp cày có chứa histamine và acetylcholine. Nếu thấy tay và chân lạnh, tai và môi chuyển màu xanh hoặc khó thở, bạn nên đi đến bệnh viện ngay.

Chữa Bỏng Sài Gòn Ong bắp cày - Côn trùng đốt
Ong bắp cày – Côn trùng đốt

2. Ong

Ong sau khi đốt sẽ để lại nốt vòi trên da. Ngay lập tức cần nhổ vòi của con ong cắm vào vị trí vết thương. Da nơi bị đốt đỏ và sưng lên, có thể gây nóng rát, đau nhói và ngứa dữ dội.

Chữa Bỏng Sài Gòn - Côn trùng đốt
Ong – Côn trùng đốt

3. Tò vò

Tò vò trông giống ong nhưng nhỏ hơn ong, các triệu chứng khi tò vò đốt giống như ong. Khu vực vết thương bị sưng đỏ, bạn sẽ thấy đau, nóng rát và ngứa kinh khủng. Thậm chí có người còn xuất hiện xuất huyết trên da.

Chữa Bỏng Sài Gòn - Côn trùng đốt
Tò vò – Côn trùng đốt

4. Bọ ve

Phản ứng của cơ thể với vết cắn của bọ ve là một đốm đỏ. Bọ ve có thể sống bám vào người trong một thời gian dài, hút máu và lớn lên.

Nguy hiểm nhất là bọ ve có thể lây nhiễm bệnh viêm não và nhiều thứ bệnh khác. Nếu bạn đã bắt được con bọ ve nhưng các đốm đỏ không biến mát mà vẫn ngày càng phát triển, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Chữa Bỏng Sài Gòn - Côn trùng đốt
Bọ ve – Côn trùng đốt

5. Bọ chét

Vết cắn của bọ chét thường bị nhầm với dị ứng hoặc muỗi đốt do chúng cũng đỏ và sưng lên. Tuy nhiên, những vết cắn của bọ chét thường gây đau và ngứa hơn nhiều.

Bọ chét thường tấn công vùng chân của những người đang ngủ. Một con bọ chét có thể cắn nhiều vết và khoảng cách giữa các vết là từ 1 – 2cm. Bọ chét có thể truyền nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.

6. Chấy

Nếu bạn thấy những chấm nhỏ màu đỏ trông giống như muỗi đốt ở chân tóc như: trên đầu, cổ và sau tai, điều đó có nghĩa là bạn đã bị chấy. Các vết cắn cách nhau vài cm, trông như những vết đâm vào da. Chấy truyền các bệnh rất nghiêm trọng như sốt hào và thương hàn.

Chữa Bỏng Sài Gòn - Côn trùng đốt
Chấy – Côn trùng đốt

7. Rệp

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, vết cắn của rệp trông giống như bọ chét hay muỗi đốt hoặc phản ứng của dị ứng. Da trở nên đỏ, sưng và bắt đầu ngứa.

Các vết cắn của rệp sẽ rất gần nhau và trông giống như những con đường nhỏ trên da. Rệp cắn đau hơn muỗi. Những đường lằn của vết cắn thường xuất hiện vào sáng do rệp cắn vào ban đêm.

Chữa Bỏng Sài Gòn - Côn trùng đốt
Rệp – Côn trùng đốt

8. Kiến ba khoang

Những tổn thương do kiến ba khoang gây ra thường xuất hiện đột ngột và xuất hiện ở những vùng da hở như: cổ, mặt, tay, chân… Khi bị tổn thương, người bệnh thường có cảm giác bỏng rát, sưng nhẹ, kèm theo nhiều mụn nhỏ.

Chữa Bỏng Sài Gòn - Côn trùng đốt
3 khoang – Côn trùng đốt

Cách xử trí khi bị một số loại côn trùng đốt

Côn trùng Cách xử trí nhanh khi bị côn trùng cắn
Ruồi, muỗi, kiến Các loại côn trùng này thường gây sẩn ngứa, nổi phồng trên da rất khó chịu. Vì vậy khi bị cắn bạn cần xử trí nhanh bằng cách sau:

  • Trước tiên cần sát trùng vết đốt bằng cách rửa kỹ vết đốt bằng xà phòng
  • Sau đó có thể giảm nốt sần ngứa bằng cách lấy một cục đá chườm lên da khoảng 5 phút.
Bọ chét, chấy rận, ve chó Các loại côn trùng này khi cắn chúng bám rất chắc vào da do đó bạn cần làm theo các bước sau:

  • Trước tiên cần bắt chúng kéo từ từ ra khỏi da để răng chúng không sót lại ở chỗ cắn.
  • Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng để ngăn vết cắn sưng to.
Sâu róm Sâu róm không cắn người mà gây tổn thương bằng các lông gai của nó.

  • Trước tiên cần lấy que gạt sâu róm ra và rửa sạch da bằng xà phòng
  • Lấy đá lạnh chườm lên vùng da bị tổn thương để giảm sưng ngứa và giảm đau.

Chú ý: Tránh gãi nhiều lên vết ngứa vì điều này có thể làm lông và gai đâm sâu vào trong da.

Ong Khi bị ong đốt, bạn cần làm ngay các bước sau:

  • Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra (vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da).
  • Sau đó rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm.
  • Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.

Chú ý: Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

Kiến ba khoang Nếu phát hiện được bị kiến ba khoang đốt, bạn cần:

  • Loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Bạn không nên dùng tay trần để bắt, miết, giết mà hãy dùng găng tay nilon hoặc khăn giấy để bắt chúng. Tuyệt đối không chà xát để tránh làm nọc độc lan rộng.
  • Nhanh chóng rửa sạch bằng nước rửa tay, xà phòng, nếu có cồn có thể rửa sạch và sát trùng bằng cồn. Rửa càng sạch sẽ càng hạn chế được tác hại của độc tố kiến ba khoang.

Lưu ý: Không tự ý bôi thuốc hay gãi vì sẽ khiến vết thương lan rộng, gặp biến chứng do chưa dùng đúng thuốc.

Khám côn trùng đốt với bác sĩ Chữa Bỏng Sài Gòn

Sau khi sơ cứu vết thương, bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế để được chuẩn đoán kịp thời. Bệnh thường khỏi sau 5 – 7 ngày điều trị ngoại trú, không cần nằm viện. Bệnh nhân không nên tự điều trị để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

Thông qua bài viết trên, Chữa Bỏng Sài Gòn đã giải đáp thắc mắc dấu hiệu côn trùng đốt. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, đừng ngần ngại liên hệ hotline 0948381688 vì sức khỏe và tính mạng của người thân là trên hết, trước hết.

? Chữa Phỏng – Bỏng Sài Gòn?
Tự Tạo Màng Sinh Học (Không băng bó, Không rửa vết thương)
☎️ Hotline/Zalo: 0948381688
? Fanpage: Chữa Phỏng – Bỏng Sài Gòn
Inbox Page: m.me/chuabongsaigon

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.