
Câu hỏi thường gặp
Hỏi:
Trả lời:
Bỏng là tình huống thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trẻ nhỏ. Trong đó bỏng lửa là trường hợp khá phổ biến. Người bị bỏng lửa cần được sơ cứu với các bước như sau:
– Bước 1: Đầu tiên nên dùng nước hoặc cát, áo khoác, chăn hoặc vải bọc kín… để dập tắt lửa cháy.
– Bước 2: Nhanh chóng đưa người bị bỏng ra khỏi khu vực cháy, ngạt, để nằm nghiêng tại khu vực thoáng khí, khai thông đường thở cho họ.
– Bước 3: Xé bỏ phần áo quần đang cháy âm ỉ.
– Bước 4: Nhanh chóng để vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút.
– Bước 5: Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng.
– Bước 6: Trong trường hợp vết bỏng nhẹ, diện tích bỏng ít thì có thể chăm sóc tại nhà. Nếu vết bỏng nặng, diện tích bỏng lớn thì cần đến cơ sở y tế khám và điều trị.
Bên cạnh đó, trong quá trình sơ cứu cho người bị bỏng lửa, bạn cần lưu ý:
– Không nên cho người bị bỏng nằm ngửa hoặc ngồi vì điều này sẽ đánh giá sai tình trạng của họ (người bị bỏng kích động tưởng là tỉnh táo).
– Không vội vàng vận chuyển người bị bỏng trong tình trạng không an toàn.
Hỏi:
Trả lời:
Đối với trường hợp bỏng nước sôi, bạn cần tiến hành sơ cứu như sau:
– Bước 1: Nhanh chóng dùng nước thường và sạch để giảm nhiệt vùng bỏng. Đặt vùng bỏng dươi vòi nước chảy trong khoảng 15 – 20 phút. Việc này sẽ giúp vết bỏng được dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch vùng bị bỏng, tránh các viêm nhiễm.
– Bước 2: Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giày dép, trang sức, quần áo ở vùng bị bỏng trước khi vết thương sưng nề.
– Bước 3: Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh để vết bỏng tiếp xúc với bụi bẩn.
– Bước 4: Nết vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian chăm sóc tại nhà, da vùng bỏng có thể tự liền lại. Tuy nhiên nếu vết bỏng ở diện tích rộng, nặng hơn (rộng hơn 6 – 10cm, hoặc vết bỏng trên mặt, ở những vị trí khớp quan trọng như vai, đầu gối, bàn tay, bàn chân, phần kín…) thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa người bị bỏng đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Khi xử trí trường hợp bị bỏng nước sôi, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
– Tuyệt đối không dùng kem đánh răng bởi nó có chứa kiềm. Nếu bôi vào vùng da bị bỏng, kiềm trong kem đánh răng sẽ làm tăng mức độ đau rát, làm vết bỏng ăn sâu vào các tổ chức bên trong gây nhiễm trùng.
– Không đắp các loại mỡ, trứng gà, muối, thuốc lá đông y không rõ nguồn gốc,… vào vết bỏng khi chưa rửa sạch, vì có thể gây nhiễm khuẩn tại vùng da đó, gây khó khăn trong việc điều trị.
– Tuyệt đối không chọc vỡ các bọng nước hay làm trượt loét vết bỏng vì dễ gây nhiễm trùng.
– Không nên cố lấy bỏ các dị vật dính vào vùng bỏng.
Hỏi:
Trả lời:
Bệnh thủy đậu gây ra bởi một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus. Đây là bệnh truyền nhiễm xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng không ít người lớn cũng mắc bệnh.
Các triệu chứng của bệnh thủy đậu bao gồm:
– Thời gian ủ bệnh (từ lúc nhiễm phải siêu vi đến lúc phát bệnh) thông thường là khoảng 2 – 3 tuần. Lúc này người bệnh không có bất kỳ dấu hiệu gì, rất khó để nhận biết.
– Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh. Kèm với đó là triệu chứng sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi.
– Bệnh thường khởi phát đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ và có thể nổi toàn thân.
– Mụn nước có đường kính từ 1 – 3mm, chứa dịch trong, gây ngứa rát khó chịu. Tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn. Khi nhiễm thêm vi trùng, mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.
– Bên cạnh mụn nước, trẻ nhỏ thường có triệu chứng sốt nhẹ, biếng ăn. Trong khi đó, người lớn hay trẻ lớn thường bị sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói.
– Sau 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Trường hợp bị nhiễm thêm vi trùng, mụn nước có thể để lại sẹo.
Để xác định trẻ có bị thủy đậu hay không, bạn nên đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Thủy đậu là bệnh lành tính, cho nên có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.
Hỏi:
Tôi làm bếp, rất hay bị bỏng làm phồng nước trên da. Tôi thường chọc vết phồng rồi bôi thuốc sát khuẩn, nhưng có người lại nói làm vậy lâu lành. Xin hỏi làm như thế nào mới đúng?
Trả lời:
Khi bị bỏng da thường xuất hiện những mụn nước có kích thước tùy vào mức độ phỏng nặng hay nhẹ. Ngoài tác dụng làm mát, những vết phồng nước còn có tác dụng ngăn cách vết thương với môi trường bên ngoài, tránh nhiễm trùng và giúp vết bỏng nhanh lành, hạn chế để lại sẹo. Nhiều người khi bị phỏng thường chọc thủng những vết phồng nước bởi họ cho rằng làm như vậy vết thương sẽ nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi khi bị bỏng, lớp da trên cùng bị chết hoàn toàn và cần thời gian nhất định để lên da non. Lúc này vết bỏng sẽ dễ dàng bị xâm nhập bởi vi khuẩn và các chất độc từ môi trường bên ngoài. Hãy giữ cho bọng nước càng lâu càng tốt, tuyệt đối không được chích nốt phồng nước hay cắt da nơi bị bỏng. Khi bị bỏng, tốt nhất là ngâm tay, chân hoặc vùng bị bỏng vào nước lạnh trong vòng 30 phút để làm mát vết thương. Sau đó dùng bông tiệt trùng để thấm khô vết thương rồi bôi một lớp mỏng mỡ kháng sinh để chống nhiễm trùng, sau đó băng lỏng vết thương lại. Khi xuất hiện vết phồng nước, hãy vệ sinh vết thương nhẹ nhàng bằng nước muối pha loãng, thấm khô vết thương và bôi kem kháng khuẩn. Lặp lại hàng ngày đến khi vết bỏng tự tiêu. Lưu ý, tránh làm vỡ nốt phỏng. Khi vết bỏng tự tiêu cũng không được bóc phần da chết đi, hãy để nó tự khô và bong ra như thế sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bị sẹo.
Hỏi:
Bị zona thần kinh nên kiêng gì và nên ăn gì
Trả lời:
Những thực phẩm nên kiêng khi bị zona thần kinh
- Ngũ cốc tinh chế
- Thực phẩm chứa nhiều đường.
- Thực phẩm cay nóng.
- Thực phẩm chiên, rán.
- Rượu, bia và đồ uống có cồn.
- Thực phẩm giàu kẽm.
- Vitamin C.
- Thực phẩm giàu vitamin B.
Hỏi:
Bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi? Làm gì để viết thương mau lành
Trả lời:
Bị bỏng bôi gì giúp hết rát
Nguyên tắc của các thuốc bôi để giảm đau rát cho vết bỏng là khả năng cung cấp nước. Một số chất có tác dụng dưỡng ẩm bao gồm:
Vaseline
Vaseline là loại sáp dầu khoáng có khả năng giữ ẩm và làm mềm da phù hợp với lớp da đang háo ẩm vì tổn thương do bỏng. Bởi vậy, sáp dưỡng ẩm vaseline thường được sử dụng để làm dịu vết bỏng.
Nha đam
Nhiều nghiên cứu cho thấy nha đam rất có ích cho người bị phỏng độ 1 hoặc độ 2. Nó có nhiều thành phần tốt cho điều trị bỏng đặc biệt là vitamin và nước. Những chất này sẽ hạ nhiệt độ của da, làm mát da giúp giảm cảm giác đau rát.